Làm sao biết mình có mắc hội chứng ruột kích thích?


Để làm rõ vấn đề này, bài viết dưới đây để chia sẻ những ý kiến của TS BS Nguyễn Thị Minh Thu – cố vấn chuyên môn của Công ty Dược phẩm Tuệ Tĩnh về hội chứng này: 

Cô vấn chuyên môn cho biết:

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là rối loạn chức năng của hệ thống tiêu hóa, ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của ruột. Đây là một trong những bệnh đường ruột thường gặp nhất, với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số. Mặc dù đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng IBS có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây ra sự lo lắng không nhỏ cho những người mắc phải. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp điều trị, phòng ngừa hội chứng ruột kích thích.

Khi mắc IBS thường gặp những dấu hiệu gì?

Tùy theo mỗi người mà triệu chứng của IBS có thể khác nhau, nhưng thường gặp nhất là:

  • Đau bụng và co thắt: Thường là cơn đau âm ỉ hoặc co thắt ở vùng bụng, có thể giảm sau khi đi tiểu.
  • Rối loạn nhu động ruột: Có thể mắc phải tiêu chảy (IBS-D), táo bón (IBS-C) hoặc cả hai (IBS-M).
  • Đầy hơi và chướng bụng: Cảm giác bụng căng cứng và không thoải mái.
  • Thay đổi trong phân: Phân có thể lỏng, cứng, hoặc không đều, và thường đi kèm với cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu lâm sàng khác của hội chứng ruột kích thích mà người bệnh hay mắc phải:

  • Chuột rút
  • Mệt mỏi
  • Đau mỏi cơ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Cảm giác đi không hết phân
  • Trung tiện nhiều

Xem thêm: 

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân của IBS vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng có một số nguyên nhân có thể gây ra hội chứng này:

  • Yếu tố di truyền: Có thể di truyền trong gia đình.
  • Stress và căng thẳng: Stress tâm lý có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng IBS.
  • Thay đổi trong chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm như caffeine, rượu hoặc thực phẩm nhiều chất béo có thể kích thích triệu chứng.
  • Rối loạn hệ vi sinh ruột: Sự mất cân bằng của vi khuẩn trong ruột có ảnh hưởng đến triệu chứng IBS.
  • Sự nhạy cảm của hệ tiêu hóa: Cảm giác đau có thể xuất phát từ sự nhạy cảm quá mức của các dây thần kinh trong ruột.

Điều trị và phòng ngừa:

Điều trị IBS là một vấn đề khó khăn trong cả Tây y và Đông y, tuy đã được điều trị nhưng bệnh rất dễ tái phát, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Theo Y học hiện đại:

            Sau khi điều trị các triệu chứng lâm sàng của người bệnh có thể giảm hoặc mất đi nhưng nó rất dễ tái phát. Trong Y học hiện đại có thể sử dụng một số thuốc:

  • Thuốc bổ sung chất xơ.
  • Thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng (khi bị táo bón).
  • Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt: Giúp giảm cơn đau bụng và co thắt.
  • Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng khi có triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm.
  • Thuốc kháng sinh…

Theo Y học cổ truyền:

Theo như bác sĩ chuyên môn của Phòng khám y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Đường có chia sẻ: Hiện nay, ngày càng được nhiều người bệnh mắc IBS rất ưu chuộng và sử dụng phương pháp Đông y để điều trị. Trong Y học cổ truyền, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí… Nguyên nhân là do rối loạn các chức năng của tạng phủ, đặc biệt là can, thận, tỳ, vị và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ. Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng của người bệnh mà trong Y học cổ truyền sẽ phân thành các thể bệnh khác nhau và dùng những bài thuốc cổ phương để gia giảm các dược liệu sao cho phù hợp. Nhưng phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là điều hòa chức năng của các tạng tỳ vị, hành khí chỉ thống, chỉ tả (nếu đại tiện lỏng), nhuận tràng thông tiện (nếu đại tiện táo)..

Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nào dành cho IBS, nhưng có nhiều cách để cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn uống lành mạnh và tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng như cà phê, cồn và thực phẩm giàu chất béo. Một số người thấy rằng chế độ ăn FODMAP thấp giúp giảm triệu chứng.
  • Uống đủ nước: Duy trì lượng nước đủ giúp giảm nguy cơ táo bón và duy tì sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giảm căng thẳng: Thực hiện các bài tập thư giãn giúp cơ thể thả lỏng như yoga, thiền và các bài tập hít thở sâu.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì sự hoạt động bình thường của ruột và cải thiện tâm trạng.

Một số lưu ý nên làm đối với người mắc hội chứng ruột kích thích:

  • Chế độ ăn uống hàng ngày phải cân bằng, đủ chất dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều trái cây giàu chất xơ, rau quả.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Chế độ luyện tập phù hợp.
  • Bổ sung enzym tiêu hóa, acid malic, magie, men vi sinh.
  • Một số hạn chế đối với IBS:
  • Không quá căng thẳng, tránh suy nghĩ tiêu cực.
  • Không nên ăn quá nhiều: bắp cải, súp lơ, đậu và các sản phẩm từ sữa.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa của chị Phương Thanh sau khi sử dụng IBS Tuệ Tĩnh
Khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm IBS Tuệ Tĩnh

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có thể gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải, nhưng với những biện pháp hỗ trợ đúng cách, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng này. Sản phẩm hỗ trợ IBS Tuệ Tĩnh, chiết xuất từ 9 loại dược liệu quý như rễ bạch truật, bạch thược, mộc hương, cam thảo và nhiều thành phần tự nhiên khác, mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện các rối loạn tiêu hóa. IBS Tuệ Tĩnh giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy do viêm đại tràng, đem lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người dùng. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 2295 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *